Cách chuẩn bị cúng ông Công ông Táo 2024

Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo

Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo
Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm từ xưa của ông cha ta, ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.

Do đó, việc thờ cúng ông Công ông Táo mang một ý nghĩa cầu mong sự yên bình, ấm no, đủ đầy trong năm mới, sau đó là ý nghĩa thờ “thần Bếp” cai quản việc bếp núc trong gia đình.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông công ông táo
Lễ vật cúng ông công ông táo

Trước khi làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thì gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau:

– 3 mũ Táo quân: 2 mũ của hai Táo ông và 1 mũ của Táo bà. Trong đó, mũ dành cho các Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà thì không có cánh chuồn.

Có nhiều nơi, người ta chỉ cúng tượng trưng 1 chiếc mũ ông Công có cánh chuồn và kèm theo 1 chiếc áo, 1 đôi hia giấy.

– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện để Táo quân cưỡi về chầu trời.

Ở miền Bắc, các gia đình thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, sau đó sẽ “phóng sinh” ra ao, hồ. Với miền Trung thì người ta cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không nhất thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy hay cúng bái những món vàng mã đắt tiền mà quan trọng nhất là sự thành tâm kính cẩn khi hành lễ.

Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình và văn hóa mỗi địa phương, các gia đình có thể làm mâm lễ mặn hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông công ông táo
Mâm cỗ cúng ông công ông táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống thường bao gồm các món cơ bản sau:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
  • 1 bát canh
  • 1 đĩa xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • Quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Hiện nay, nhiều gia đình đã chủ động thay đổi các món trong mâm cỗ sao cho phù hợp với thời tiết hoặc khả năng chuẩn bị. Ví dụ thay đĩa thịt lợn luộc bằng gà luộc hay thay đổi các món canh,…

Văn khấn cúng ông Công ông Táo 

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Ngoài bài văn khấn chuẩn theo sách, dân gia cũng có lưu truyền những bài văn khấn khác nhau tùy từng vùng miền. Các bạn có thể sử dụng bài khấn tùy vào vùng miền của mình nhé.

Xem thêm: MasterPro – Phần mềm quản lý bán hàng dành cho doanh nghiệp Vừa và Lớn

Sau khi cúng ông Công ông Táo xong thì làm gì 

Gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì?

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì sau khi cúng ông Công ông Táo nên rải gạo, muối ra xung quanh nhà. Như vậy sẽ giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ nhà cửa. Lại có quan niệm gạo muối đã cúng cho các vị Táo quân nhận rồi thì sẽ trở nên nguội lạnh, mất sinh khí nên tốt nhất không nên ăn, bỏ đi đốt cùng vàng mã thì sẽ tốt cho gia chủ.

Song có một ý quan niệm nhận rất nhiều sự đồng tình từ các chuyên gia phong thủy. Đó chính là cúng xong gạo muối cho Táo Quân thì nên cất lại dùng vì như vậy sẽ đem lại may mắn, điềm lành cho gia chủ.

Các chép cúng ông Công ông Táo xong thì làm gì?

Thả cá đưa ông công ông táo về trời
Thả cá đưa ông công ông táo về trời

Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ… với quan niệm để đưa ông Táo về trời.

Một số lưu ý khi làm lễ cúng ông Công ông Táo 

– Gia chủ dù bận đến đâu thì cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

– Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Táo Quân riêng chứ không được đặt ở dưới bếp.

– Trang phục của gia chủ thực hiện nghi lễ cúng bài cần phải chỉnh tề, kín đáo, sạch sẽ.

– Giọng đọc văn khấn to, rõ ràng, nghiêm túc, không được vừa đọc vừa nói chuyện.

– Không thả cá chép cùng túi ni lông xuống dưới nước.

– Tuyệt đối không đứng từ trên cao ném hay hất cá xuống mà phải xuống tận mép nước để thả.

Hy vọng qua bài viết trên của MasterPro, các bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc của ngày cúng ông Công ông Táo và giải đáp được câu hỏi cúng ông Táo ngày nào để chuẩn bị cho ngày lễ này thật chu đáo nhé!

———–
𝐌𝐀𝐒𝐓𝐄𝐑𝐏𝐑𝐎 – Giải pháp quản trị bán hàng cho cửa hàng, chuỗi cửa hàng, hệ thống phân phối vừa và lớn
☎️ Hotline: 1900.2929.51 | 0909 934 689
Miền Bắc: 024 9999 6686
Miền Nam: 028 999 66866
📩Email: contact@masterpro.vn
Miền Bắc: Tòa Big Tower 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, Hà Nội
Miền Nam: 57 Bàu Cát 6 , Phường 14, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top