Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng mạnh đạt 4.12 nghìn tỷ đồng, và được dự đoán sẽ tăng nữa trong thời gian tới trước sự bùng nổ của doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ. Các chủ kinh doanh ngày càng có xu hướng không chỉ duy trì một cửa hàng mà có tham vọng mở rộng hệ thống, chuỗi cửa hàng trên khắp thành phố hoặc trên cả nước. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trong việc xây dựng chuỗi cửa hàng do đặc thù việc duy trì và quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc là rất phức tạp và khó khăn cùng với sức cạnh tranh thị trường lớn. Bạn có thể đã dành ra nhiều thời gian và công sức quản lý song vẫn thất bại, cửa hàng không đem lại doanh thu.
Vậy giải pháp nào có thể giúp bạn vượt qua được khó khăn này? Hãy cùng phanmemtinhtien khám phá những bí quyết giúp bạn xây dựng chuỗi cửa hàng, hệ thống phân phối thành công.
Mục lục
Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng
Chọn địa điểm phù hợp để mở cửa hàng là một trong những yếu tố đầu tiên doanh nghiệp khi muốn mở rộng kinh doanh cần cần cân nhắc. Câu hỏi đặt ra là “Làm sao để xác định được đâu là địa điểm đặt cửa hàng phù hợp?”
Để lựa chọn khu vực đặt cửa hàng, doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian và thực hiện nhiều công việc khác nhau. Bạn sẽ cần phải đi khảo sát thị trường ở những khu vực bạn có ý định đặt điểm bán hàng. Xem nhu cầu địa phương có phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn không. Xây dựng chuỗi cửa hàng ở những vị trí lý tưởng. Cuộc sống đông đúc cũng là một yếu tố thu hút khách hàng và bạn có thể tiết kiệm tiền quảng cáo.
Đầu tiên, tiến hành khảo sát nhân khẩu học: mật độ dân số, mức sống trung bình, thu nhập ước tính của khách hàng tiềm năng, số tòa nhà-văn phòng-trường học trong bán kính 500 mét. Đồng thời, bạn cũng cần biết số lượng cửa hàng trong khu vực bạn định xây dựng, các loại sản phẩm mà họ kinh doanh, lượng người ra vào cửa hàng trung bình trong 1 ngày. Chọn mặt bằng mất nhiều thời gian, càng chuẩn bị nhiều, thu thập thông tin càng nhiều thì càng tránh được sai sót.
Tối ưu kênh phân phối
Việc tích hợp kênh bán hàng trực tiếp và online (bán hàng đa kênh) là yếu tố mà bạn cần chú trọng. Mua hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà đã trở thành xu hướng quan trọng, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thể thiết lập gian hàng ảo trên trang thương mại điện wtr riêng hoặc Shopee, Tiki, Lazada… để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, hoặc đơn giản là bán hàng qua Facebook như đăng bài trên fanpage hoặc livestream. Và các chuỗi cửa hàng nên được đặt tại những nơi có mật độ dân cư cao, nhu cầu mua sắm và giao nhận hàng cao.
Ngoài ra xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng cũng có thể giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng bên ngoài cửa hàng.
Chính sách quản lý nhân sự hiệu quả
Nhân viên không chỉ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp mà còn là người đại diện cho tổ chức trước mọi khách hàng. Nếu họ cung cấp dịch vụ tốt, người dùng chắc chắn sẽ tin tưởng vào thương hiệu doanh nghiệp, ngược lại, khách hàng sẽ khó chịu, thậm chí tẩy chay vì tiếp xúc với một số trường hợp xấu trong hành vi của họ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo lợi thế khác biệt so với đối thủ, bạn phải có những chính sách nhân sự phù hợp.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Một bí quyết không thể thiếu chính là sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng chứa rất nhiều các tính năng khác nhau giúp bạn thuậ tiện hơn trong việc quản lý từ hàng hoá đến nhân viên. Đặc biệt phần mềm còn có thể thống nhất được dữ liệu từ tất cả các cửa hàng trong cùng một hệ thông giúp thông tin trong doanh nghiệp được truyền đạt dễ dàng và minh bạch.
Phần mềm quản lý chuỗi MasterPro
MasterPro là một trong những phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay. Master Pro tự tin sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp bạn quản lý chuỗi cửa hàng dễ dàng. Với nhiều tính năng cao cấp được tích hợp vào phần mềm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong việc mở rộng quy mô chi nhánh.